Motor giảm tốc DKM cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Motor giảm tốc mini DKM là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các băng chuyền sản xuất, trong các nhà máy và nhiều thiết bị khác trong đời sống. Vậy motor giảm tốc là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này ra sao?
Motor giảm tốc là bộ phận quan trọng được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện liên quan đến việc giảm tốc độ. Đây là động cơ điện có tốc độ thấp, được giảm đi nhiều so với động cơ thông thường ở cùng công suất và số cực. Tốc độ có thể được giảm đi 1/2; 1/3/1/5,…tùy thuộc vào thiết bị.
Cấu tạo của motor giảm tốc mini DKM
Motor giảm tốc có cấu tạo bao gồm động cơ điện và hộp giảm tốc.
Động cơ điện có cấu tạo gồm 2 phần chính là Stato và Roto.
Trong đó Stato bao gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay.
Còn với Roto có dạng hình trụ đóng vai trò như một cuộn dây quấn trên lõi thép.
Hộp giảm tốc bên trong chưa bộ truyền động dùng bánh răng, trục vít,…có tác dụng giảm tốc độ vòng quay.
Hộp giảm tốc được dùng để giảm vận tốc góc, tăng momen xoắn và là bộ phận trung gian giữa động cơ điện với bộ phận làm việc của máy móc.
Đầu còn lại của hộp nối với sở hữu tải.
Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc
Motor giảm tốc hoạt động theo 1 nguyên lý khăng khít với nhau. Cụ thể khi muốn số vòng quay của trục ra hộp số giảm tốc nhỏ xuống thì bạn chỉ tốn ít chi phí lúc lắp thêm hộp số giảm tốc lên động cơ điện.
Từ đó có thể thay đổi số vòng quay trục trở nên linh hoạt hơn.
Tùy vào tính chất công việc mà các kỹ thuật viên có thể tính toán và lên kế hoạch sử dụng một hộp giảm tốc một cách phù hợp.
Ngoài ra còn một yếu tố nữa là moment xoắn, bạn khó có thể chế tạo 1 động cơ điện có số vòng quay và moment xoắn theo ý muốn của mình.
Và người ta gọi đây là tỉ số truyền, số vòng quay và moment
Động cơ điện là thiết bị điện nhờ điện để hoạt động, động cơ điện được phân ra làm hai loại là: Động cơ điện xoay chiều 1 pha và Động cơ điện xoay chiều 3 pha
Động cơ điện này sử dụng điện năng chuyển hóa thành cơ năng.
Từ đó giúp vận hành các thiết bị và máy móc như: băng chuyền, máy bơm nước, quạt điện, cẩu trục,… Đa số các dòng động cơ điện hiện nay đều đạt chuẩn IE2, IE3,..
Ứng dụng của motor giảm tốc trong thực tế
Hiện nay motor giảm tốc được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống sản xuất. Một số ví dụ cụ thể về ứng dụng của motor giảm tốc trong thực tế như:
- Sử dụng trong các thiết bị để khuấy hóa chất, trộn xi măng, khuấy bùn, trộn các chất lỏng với nhau.
- Sử dụng trong các bể nước lớn phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp
- Thiết bị gạt bùn trong hệ thống xử lý nước thải, sản xuất hóa chất
- Trong lĩnh vực sản xuất băng tải, dây chuyền xi măng,…
- Motor giảm tốc được gắn với nhông xích
- Motor giảm tốc nối phanh thủy lực.
- Ứng dụng trong các cần trục, máy xây dựng
Ví Dụ Motor DKM
Model Motor chưa có giảm tốc : 9IDGE-90FP
- Công suất: 90W
- Điện áp : 1 pha 220V
Gắn thêm hộp giảm tốc : 9PBK-3BH
Tỉ số truyền : 1/3 ( tức là motor 9IDGE-90FP quay 1300 rpm sau khi gắn thêm hộp số giảm tốc thì tốc độ 1300 rpm bị giảm đi 3 lần : 1300/3 = 433 vòng/phút)
===> Mục đích của Motor giảm tốc là chậm , hảm số vòng quay thực tại của motor thường, motor chưa có giảm tốc